'Sốt' vàng ở chuỗi siêu thị Costco của Mỹ
Cụ thể, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD-ĐT tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT.Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT dẫn Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã xác định rõ về nội dung đổi mới, trong đó, ở cấp tiểu học và cấp THCS thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp. Thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học.Cụ thể hóa việc thực hiện nghị quyết trên, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 32 về Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó cấp THCS có môn khoa học tự nhiên được tích hợp từ các môn vật lý, hóa học và sinh học; môn lịch sử và địa lý được tích hợp từ các các môn lịch sử, địa lý nhằm tạo thuận lợi cho việc khai thác các nội dung dạy học cụ thể một cách toàn diện từ nhiều khía cạnh. Xác định đây là những môn học mới, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn các nhà trường tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được Bộ hướng dẫn, tập huấn từ nhiều năm qua và điều này tiếp tục được áp dụng khi dạy học theo chương trình mới. Từ chương trình hiện hành, việc khai thác các nội dung bài học từ nhiều khía cạnh theo hướng tích hợp (kiến thức địa lý trong các bài lịch sử và ngược lại, kiến thức hóa học, sinh học trong các bài vật lý và ngược lại) đã được triển khai từ nhiều năm qua. Ngoài ra, ngày 10.10.2023 Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn và tập huấn tới tất cả các giáo viên dạy 2 môn học này trên toàn quốc. Trong đó, việc phân công giáo viên dạy học môn khoa học tự nhiên, môn lịch sử địa lý bảo đảm sự phù hợp về năng lực chuyên môn được đào tạo của giáo viên với nội dung dạy học được phân công.Ví dụ, với môn khoa học tự nhiên, giáo viên sẽ được phân công theo các mạch nội dung, không bắt buộc một giáo viên khi chưa được chuẩn bị sẵn sàng về năng lực chuyên môn phải dạy cả chương trình môn học.Việc phân công giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận dạy từ 2 mạch nội dung hoặc toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về năng lực chuyên môn của giáo viên để bảo đảm chất lượng dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học; giáo viên dạy học nội dung nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đối với nội dung đó.Văn bản trả lời của Bộ GD-ĐT chỉ nêu đã hướng dẫn và tập huấn dạy môn tích hợp mà không đề cập trực tiếp đến kiến nghị của cử tri về việc có điều chỉnh môn tích hợp hay không. Trong khi đó, việc dạy học tích hợp ở cấp THCS luôn là vấn đề gây băn khoăn, bức xúc nhất trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới khi chưa có sự chuẩn bị về đội ngũ giáo viên cho môn học này. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trong buổi gặp gỡ giáo viên phổ thông hồi tháng 8.2023 cũng thừa nhận: "Việc dạy các môn tích hợp, liên môn là một trong những khó khăn nhất khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, là "điểm vướng, nghẽn, khó". Theo Bộ trưởng, bộ sẽ đưa ra điều chỉnh với việc dạy các môn tích hợp ở bậc THCS.Tài sản 'vua thép', nữ tỉ phú USD sụt giảm do cổ phiếu đi lùi
Tôi hy vọng tất cả chúng ta đều sẽ sống hết mình với những năm tháng tuổi trẻ và không ngại dấn thân để theo đuổi ước mơ. Vì dáng vẻ đẹp nhất là dáng vẻ vẽ thanh xuân.
Bình Thuận: Bắt giữ 2 tàu cá đưa khách tham quan đảo Hòn Hải trái phép
Lễ cất nóc có sự tham gia của đại diện lãnh đạo UBND, các Sở ban ngành, chính quyền địa phương thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, và các đối tác, cư dân Thành phố Cà phê cùng đại diện Tập đoàn Trung Nguyên Legend. Đây là sự kiện chào mừng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, cũng như mở đầu cho chuỗi hoạt động kinh doanh, quảng bá mạnh mẽ của khu đô thị Thành phố Cà phê trong năm 2025. Sau hơn một năm khởi công, Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique thuộc khu đô thị Thành phố Cà phê đã chính thức cất nóc, tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiện ích đẳng cấp, sang trọng và khác biệt, kiến tạo một khu đô thị hiện đại bậc nhất tại trung tâm thủ phủ Buôn Ma Thuột và toàn vùng Tây nguyên.Là một công trình quan trọng của trung tâm thương mại dịch vụ thuộc khu đô thị sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh - "Thành phố mẫu mực - Cộng đồng tỉnh thức", Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique được thiết kế độc đáo, lấy cảm hứng từ hình thái kiến trúc kết hợp văn hóa cà phê và văn hóa bản địa. Tọa lạc tại vị trí kim cương - trung tâm của trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, The Coffee Boutique là công trình kiến trúc độc bản bậc nhất chuẩn 5 sao quốc tế, hiện đại tại Buôn Ma Thuột và toàn vùng Tây nguyên, hứa hẹn là địa điểm hàng đầu cho các hội nghị, sự kiện sang trọng, đẳng cấp toàn cầu. Với tổng diện tích gần 6.500 m², mật độ phủ xanh hơn 46%, tổ hợp The Coffee Boutique có 9 tầng, 139 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng Trung tâm hội nghị lớn nhất vùng có sức chứa trên 1.000 người, và nhiều tiện ích đẳng cấp như: hồ bơi công nghệ muối khoáng, Coffee Spa, nhà hàng đặc sản, không gian cà phê Trung Nguyên Legend, vườn Thiền - Yoga, Gym,… Trong đó, "Khu vườn tỉnh thức" là không gian xanh nằm ở trung tâm tổ hợp, được thiết kế bởi thiền sư nổi tiếng người Nhật Shunmyō Masuno, sẽ là điểm nhấn đặc biệt, tạo dấu ấn riêng của The Coffee Boutique, tạo sự kết nối, đem đến an nhiên và cân bằng trong tâm hồn con người.Công trình Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique được sự tham gia của các đối tác quốc tế, các kiến trúc sư hàng đầu về thiết kế xây dựng, cảnh quan, nội thất và quản lý khai thác vận hành như Kume Design Asia, JLC, ASA Lighting Design Studios, A21, UK Tech, Cross Hotels & Resorts, Sol E&C, Vertical Studio,…Dự kiến khai thác vận hành đón khách từ năm 2026-2027, đây sẽ là một biểu tượng mới của Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk và Tây nguyên, cũng như khẳng định tầm vóc và giá trị vượt trội của khu đô thị Thành phố Cà phê . Năm 2025, thị trường bất động sản Việt Nam được dự báo sôi động, mở rộng cơ hội phát triển tại các thành phố lớn và vùng ven, lân cận. Sức bật của thị trường đang được trợ lực bởi đà tăng trưởng kinh tế ổn định của Việt Nam giai đoạn 2024-2025, cũng như lạm phát được kiểm soát và lãi suất cho vay duy trì ở mức thấp. Theo đó, tín dụng bất động sản đang tăng trưởng ổn định. Tháng 12.2024, dư nợ tín dụng bất động sản đạt khoảng 3,35 triệu tỉ đồng, tăng khoảng 16% so với 2023, chiếm 21,8 - 22% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế cho thấy dòng vốn đang được khơi thông. Hơn nữa, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản được sửa đổi, ban hành trong năm 2024 giúp tạo khung pháp lý vững chắc cho thị trường, sàng lọc nhà đầu tư, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển minh bạch. Từ đó, nhu cầu mua bất động sản ở thật và tích lũy, cho thuê ngày càng tăng. Thay vì tìm hiểu và thăm dò, nhiều người sẵn sàng xuống tiền. Là thành phố chiến lược của toàn vùng Tây nguyên, Buôn Ma Thuột đang phát triển mạnh mẽ về hạ tầng, tốc độ đô thị hóa nhanh, trở thành thủ phủ cà phê Việt Nam - một loại nông sản tỷ đô xuất khẩu toàn cầu. Các dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Pleiku - Buôn Ma Thuột, Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa, và tuyến đường mở rộng kết nối Đại lộ Đông Tây đang được phát triển, tạo động lực thúc đẩy thị trường bất động sản Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk sôi động, mang lại cơ hội an cư và đầu tư hấp dẫn cho người dân và nhà đầu tư. Nằm giữa lòng Buôn Ma Thuột, vị trí "vàng" của toàn vùng Tây nguyên, Thành phố Cà phê là khu đô thị duy nhất phát triển dựa trên ngành kinh tế lõi cà phê do Công ty đầu tư Trung Nguyên làm chủ đầu tư với tầm nhìn trở thành Khu đô thị đẳng cấp.Thừa hưởng mạch nguồn di sản bản địa đặc sắc và thịnh vượng của Buôn Ma Thuột, khu đô thị Thành phố Cà phê được xây dựng mang đến chốn an cư lạc nghiệp phồn vinh, giàu có bền vững cho cộng đồng cư dân và những nhà đầu tư. Tọa lạc trên đường Nguyễn Đình Chiểu, một vị trí đắc địa bậc nhất trung tâm Buôn Ma Thuột, từ khu đô thị Thành phố Cà phê có thể dễ dàng di chuyển đến trung tâm hành chính, bệnh viện, sân bay, bến xe, siêu thị và các khu du lịch sinh thái của thành phố trong bán kính 2-10 km. Hơn nữa, với sự phát triển dự án cao tốc và hệ thống đường giao thông kết nối Buôn Ma Thuột với các tỉnh Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đắk Nông, TP. HCM… khu đô thị Thành phố Cà phê thừa hưởng tiềm năng giao thương thuận lợi, mở ra cơ hội phát triển kinh tế, du lịch và gia tăng giá trị bất động sản trong khu vực.Thành phố Cà phê có tổng diện tích hơn 43 ha, trong đó giai đoạn 1 đã triển khai 19,8 ha. Được quy hoạch đồng bộ bởi các đơn vị tư vấn quốc tế chuyên nghiệp với mật độ xây dựng chỉ 27%, và mật độ cây xanh, mặt nước hơn 50%, Thành phố Cà phê đang trở thành khu đô thị đẳng cấp bậc nhất tại Buôn Ma Thuột, thu hút đông đảo khách hàng và nhà đầu tư quan tâm. Đặc biệt, với pháp lý minh bạch, vững chắc, cùng uy tín của chủ đầu tư Trung Nguyên, khu đô thị Thành phố Cà phê đảm bảo sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng, nhà đầu tư mong muốn sở hữu bất động sản có giá trị thực, an toàn cùng tiềm năng tăng trưởng bền vững tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Tập trung vào chất lượng sống, đem đến cuộc sống an lành, giàu có và thịnh vượng cho nhiều thế hệ, mỗi căn nhà tại khu đô thị Thành phố Cà phê là một không gian sống xanh, hài hòa với thiên nhiên và tràn đầy năng lượng, giàu giá trị văn hóa và tinh thần. Trong đó, khu đô thị sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh bao gồm các khu: nhà liên kế Tesla với diện tích 105 - 165m²/căn có thiết kế hiện đại, phù hợp cho gia đình từ hai đến ba thế hệ sinh sống cùng nhau, nhiều không gian để làm việc, học tập, đọc sách, thư giãn và các khu kết nối, sinh hoạt chung. Nhà thương mại liền kề - Shophouse Cantata từ 110 - 160m²/căn, nằm ngay mặt tiền trục đường Nguyễn Đình Chiểu đem đến cơ hội đầu tư giàu tiềm năng sinh lời.Thành phố Cà phê cũng là khu đô thị duy nhất cung cấp đa dạng các tiện ích hiện đại, cao cấp của giới thượng lưu để cư dân tận hưởng cuộc sống tiện nghi, đẳng cấp, giàu có toàn diện về thể chất và tinh thần mỗi ngày, như: khu cưỡi ngựa Ả Rập, sân golf, vườn Zen, tổ hợp Gym - Yoga - Bắn cung, Trung tâm văn hoá ẩm thực 3 miền và các không gian thưởng lãm cà phê Trung Nguyên E-Coffee, Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend…Bên cạnh đó, công tác nâng cao chất lượng cuộc sống với nhiều hoạt động kết nối, chăm sóc đời sống tinh thần cư dân luôn được chú trọng. Từ năm 2023, Thành phố Cà phê đã đón cư dân vào an cư, sinh sống, tận hưởng cuộc sống an lành và thịnh vượng, tạo nên một cộng đồng văn minh, hiện đại, yêu thích lối sống xanh, hài hòa thiên nhiên. Trong bộ phim "Con đường thức tỉnh từ cà phê" phát sóng trên toàn cầu, hãng thông tấn quốc tế hàng đầu thế giới Warner Bros. Discovery đã gọi Thành phố Cà phê là "khu đô thị kiến tạo lối sống".Đặc biệt, sở hữu các công trình biểu tượng Bảo tàng Thế giới Cà Phê và sắp đến là Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique đi vào khai thác, sức hút và giá trị của khu đô thị Thành phố Cà phê sẽ ngày càng gia tăng mạnh mẽ trên thị trường bất động sản.Cùng sự kiện cất nóc Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique, khu đô thị Thành phố Cà phê đang chuẩn bị cho đợt mở bán đầu tiên của năm 2025 vào tháng 3.2025 cũng như động thổ công trình trường học. Trong bối cảnh giá bất động sản đang ngày một tăng cao, đây là thời điểm lý tưởng để khách hàng và nhà đầu tư tại Buôn Ma Thuột, Tây nguyên và các tỉnh lân cận sở hữu ngay không gian sống đẳng cấp bậc nhất với giá trị gia tăng trưởng bền vững, và kiến tạo cuộc sống thịnh vượng tại khu đô thị Thành phố Cà phê.
Pat Gaming Center: Trên chặng đường chuyên nghiệp hóa
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...